SUV điện Kia EV5 lộ diện, cạnh tranh VinFast VF 7
Tôi nhớ nhà văn Vũ Bằng viết về tháng giêng như vầy: "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái; ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". Thế mà sao mỗi lúc nghe cánh én chở tin xuân, lòng tôi tràn ngập bâng khuâng và phập phồng lo sợ.Khi tôi hiểu ra niềm vui từ những chiếc bao lì xì của mình cũng được đổi bằng những đồng tiền mở hàng của mẹ; khi tôi hiểu rằng tết đến, mẹ tôi đã phải tất tả gồng mình trong cái lạnh sắt se của cơn gió đông đang chạy KPI thổi những luồng tiếp nhau như con sóng liên hồi, thì tôi không còn hân hoan mỗi lần nắng vàng điểm lên cành mai trước ngõ.Bởi những ngày chót của năm, mẹ tôi phải làm việc bằng ba vì "Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có đến ba mươi tết mới hay". Vất vả thế để ba ngày tết trong nhà đủ đầy thịt mỡ, dưa hành, bánh mứt. Lam lũ thế thì ban thờ mới có mâm ngũ quả đầy đặn, hương đăng ấm cúng để kịp đón ông bà về ăn tết, đón xuân.Có những lần tôi hờn trách mẹ, chiều ba mươi rồi vẫn chưa mua đồ mới, giày mới. Nhiều khi còn vùng vằng, khó chịu và vô tình nói những lời làm mẹ tổn thương. Mẹ tôi không nói gì, bà chỉ thở dài rồi lại vội vội vàng vàng với hàng tá công việc đang bu tới níu lấy mình. Tôi dại dột quá chỉ biết se sua. Tôi nào hay cả ngày hôm ấy, khi người người nhà nhà đã nghỉ việc và nô nức sắm sửa trang hoàng, mẹ tôi – và nhiều bà mẹ khác vẫn đang đổ mồ hôi nóng, mồ hôi lạnh để tranh thủ kiếm thêm tiền mua cho con vài bộ quần áo mới.Cuối ngày, khi mọi người bắt đầu chực chờ tiếng pháo nổ đì đùng điểm sáng cho đêm trừ tịch bớt đi sự tối tăm, mẹ tôi vẫn lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa, cẩn thận ủi cho tôi những bộ quần áo mới tinh. Lúc ấy, tôi đã chìm vào cơn mơ. Sáng hôm sau, tôi ngỡ ngàng. Những chiếc áo được ủi phẳng lì và những chiếc quần xếp li láng cót khiến tôi nhảy cẫng lên sung sướng và nhiều năm sau khiến tôi hối hận, day dứt. Tôi bắt đầu không ham thích tết. Nếu không xé lịch mà thời gian ngừng lại, tôi tình nguyện để những cuốn lịch cứ thế nằm im, để mẹ tôi không phải vất vả với những lo toan trong mấy ngày giáp tết.Lúc tôi thấu hiểu sự nhọc nhằn của mẹ cũng là khi tôi nhìn rõ bản chất sự luân hồi của thời gian. Làm gì có sự tuần hoàn khi mỗi năm gương mặt mẹ tôi lại thêm một nếp hằn của năm tháng. Thời gian lướt qua, lau lách trổ cờ trên tóc mẹ gieo vào lòng tôi muôn chiều bâng khuâng, khắc khoải. Mỗi bận xuân về hoa thắm, tuổi đời phai. Tuổi đời mẹ như cánh én nghiêng chao qua mùa xuân đang dần tàn úa, khẽ khàng mà xao động cả đời tôi. Tôi cứ sợ mỗi lần xuân qua rồi, mẹ tôi sẽ ngày thêm còm cõi già nua, như cội cây già đang cạn dần nhựa sống khi những cụm hoa nhỏ vẫn còn cần sự bảo bọc, chở che.Mỗi một mùa xuân đến, tôi vẫn được mẹ gửi cho những đồng tiền mừng, ôi sao mà hạnh phúc! Hạnh phúc ấy không phải là hạnh phúc của một đứa trẻ con được cho những tờ tiền mới cót. Đó là niềm hạnh phúc được nuôi lớn từ nhiều năm và mỗi ngày một lớn, tựa như cây mai trước sân mỗi một năm đều được chăm bón rồi lại trổ hoa đầy hi vọng sau giá rét. Năm trước tôi được đón xuân cùng mẹ, năm này lại được đón xuân cùng mẹ sau nỗi lo sợ tóc mẹ như mây gió bay qua đời mình thì còn niềm vui sướng nào hơn.Nhưng rồi cứ mỗi một xuân qua vậy, lòng lại tràn ngập lo âu. Để rồi rưng rức mỗi lần nghe câu hát: "Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi/Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa mẹ càng gần/Dù biết như thế, tôi vẫn phải tin/Tôi vẫn phải tin mẹ đang còn trẻ/Mỗi mùa xuân về mẹ thêm tuổi mới/Mỗi mùa xuân mới con mừng tuổi mẹ". Tôi đã đồng điệu với tác giả ca khúc này rồi."Dị sàng đồng mộng", chúng tôi cùng một nỗi lo, cùng một cảm xúc và cùng một hành động. Đâu ai kháng cự nổi định luật của thời gian. Nếu một xuân nào bàng hoàng tôi không mẹ, xuân sẽ quạnh hiu và lòng người quạnh quẽ. Tôi cứ ngần ngại và lắng lo trước sự mất mát ấy. Nên cứ mỗi độ xuân về, tôi gửi lòng mình theo cánh én để nhắn đến xuân lời ca: "Xuân ơi xuân nếu chẳng vui gì/Hãy đừng, đừng tìm đến chi"…Từ tuyên bố 'gây sốc' của bầu Đức: Làm bóng đá cho vui?!
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Chuyển đổi số giúp tăng hiệu quả trong lĩnh vực y tế
VIDEO: Xe máy bất ngờ hút khách nửa đầu năm 2021: ‘Phút huy hoàng rồi chợt tắt’?
Chiều ngày 26.2, ông Đặng Quang Tú, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết sau khi nhận được đề xuất của UBND P.8, lãnh đạo TP thống nhất gia hạn thêm thời gian hoạt động vận chuyển du khách bằng xe ngựa xung quanh hồ Xuân Hương đến hết ngày 31.3.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 25.2, UBND P.8 mời các chủ xe ngựa lên công bố "lệnh" của TP.Đà Lạt buộc ngưng hoạt động xe ngựa chở du khách quanh hồ Xuân Hương từ ngày 25.2. Việc này khiến các chủ ngựa và người dân phố núi bất ngờ và ngỡ ngàng.Cũng theo ông Tú, TP đang giao Phòng VH-TT (nay là Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin) chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế (nay là Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị) và đại diện các hộ kinh doanh xe ngựa làm việc với các khu, điểm du lịch để chuyển hoạt động du lịch bằng xe ngựa vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn.Giao Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị phối hợp với Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin, cùng UBND P.8 nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến việc kiến nghị di dời bãi xe ngựa từ đầu đường Cách Mạng Tháng Tám về đường Ngô Tất Tố và cho phép hoạt động tại tuyến đường vòng Lâm Viên.UBND TP.Đà Lạt đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về UBND TP.Đà Lạt trước ngày 20.3. Vận chuyển hành khách bằng xe ngựa xung quanh khu vực hồ Xuân Hương đã được hình thành từ lâu. Đây là hoạt động thu hút nhiều du khách tham quan, trải nghiệm vẻ đẹp lãng mạn quanh hồ Xuân Hương. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm du lịch tạo nên nét độc đáo, nét riêng của Đà Lạt đối với du khách trong và ngoài nước.
'Bản copy' Angkor Wat đang xây dựng ở Thái Lan bị Campuchia chỉ trích
Ngành du lịch không ngừng phát triển với lượng khách tăng trưởng cao, tuy nhiên Nha Trang đang đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của du khách và sự phát triển chung của du lịch địa phương.